
Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã thường gặp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Hôm nay qua bài viết này Shop Thu Nga sẽ giúp các mẹ giải quyết được vấn đề này.
Nguyên nhân gây ra hăm tã
Theo như các chuyên gia cho biết rằng:
Hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là :
- Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
- Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
- Da quá nhạy cảm.
Một số nguyên nhân khác làm bé bị hăm tã:
- Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
- Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
- Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
Các triệu chứng thường thấy khi trẻ bị hăm tã
Rất dễ dàng để các mẹ có thể nhận biết hăm tã ở trẻ. Đây sẽ là một số triệu chứng mà chúng ta dễ bắt gặp:
- Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
- Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận nhạy cảm, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
- Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
- Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.
Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ
- Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu.
- Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
- Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé.
- Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.
- Thay tã thường xuyên.
- Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ..... nên được giặt sạch trước khi dùng.
- Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
- Dùng nước ấm và khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi em bé tiểu, Có thể cho một lượng nhỏ sữa tắm cho em bé lên khăn mềm để lau sau khi đi ngoài.
- Gọi cho bác sĩ nếu em bé bị sốt, mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã, bỏ bú hay nôn mửa.
Chọn loại tã như thế nào để giúp trẻ ko bị hăm tã
Nên chọn những loại tã có khả năng hút ẩm tốt, bề mặt tã phải mềm mại và thoáng khí, tả nên vừa vặn không quá chật đối với bế, không gây kích ứng da và dễ thay. Nếu bạn vẫn đang chưa tìm được những loại tã đạt đủ các tiêu chí trên thì hãy ghé thăm shop Thu Nga chúng tôi cung cấp rất nhiều loại tã với đa dạng các loại, hãy đến và chọn cho cún yêu của mình một loại tã thật an toàn và tiện lợi.